Kinh tế

Đằng Sau Thâm Hụt Thương Mại Mỹ (Chuỗi bài)

Một trong những vấn đề nổi cộm nhất của năm 2018 là những cuộc chiến tranh thương mại của TT Donald Trump với các đối tác lớn: Mỹ, Đức, Canada, Mexico, vv. Lý do chính là Trump tố cáo các đối tác giao thương “không công bằng”, phá giá đồng tiền (ví dụ: giữ đồng nhân dân tệ yếu để hàng hoá Trung Quốc rẻ hơn), đánh cắp công nghệ, khiến cho xuất khẩu của Mỹ bị trì trệ, không bì kịp với lượng hàng Mỹ nhập khẩu. Hậu quả, như Trump thường xuyên cáo buộc, là lượng thâm hụt thương mại khổng lồ của Mỹ qua nhiều thập niên gần đây. 

Tình hình thâm hụt thương mại của Mỹ

Thâm hụt thương mại, định nghĩa là nhập khẩu trừ xuất khẩu, là thước đo nói lên tình hình buôn bán của Mỹ với thế giới. Nếu thâm hụt thương mại là âm, Mỹ đang sản xuất và bán được nhiều hàng hoá và dịch vụ cho thế giới hơn là Mỹ mua của thế giới. Ngược lại, nếu thâm hụt thương mại là dương, Mỹ đang mua nhiều hàng hoá, dịch vụ của thế giới hơn là lượng Mỹ bán được.

Về mặt thống kê, Trump nói đúng: kể từ năm 1980, Mỹ đã bắt đầu thâm hụt thương mại nặng nề và ngày càng nhiều. Năm 2017, thâm hụt thương mại song phương giữa Mỹ và Trung Quốc là 375,6 tỉ USD, với Đức là 63,7 tỉ USD, và với Hàn Quốc 23,1 tỉ đô. Nếu cộng tất cả các đối tác lại, tổng thâm hụt thương mại của Mỹ hằng năm của Mỹ vào khoảng hơn 500 tỉ USD trong thời gian gần đây. Hay nói cách khác, mỗi năm người Mỹ tiêu thụ 500 tỉ USD giá trị hàng hoá và dịch vụ nhiều hơn số lượng có thể sản xuất được trong nước.

Tuy nhiên, Trump chỉ đúng về mặt số liệu. Nhưng hiểu và nhận định đúng con số thâm hụt thương mại đó phức tạp hơn là việc điểm mặt chỉ tay tố cáo Thế giới không công bằng với Mỹ, như cách mà Nhà Trắng đang làm.

Chuỗi bài viết về thâm hụt thương mại này

Trong chuỗi bài viết này, tôi sẽ phân tích sâu hơn về vấn đề thâm hụt thương mại của Mỹ.

Trong kỳ 1, “Trump và Tư Duy Từ 500 Năm Trước“, tôi bắt đầu bằng việc phân tích vì sao cách mà chính trị gia, báo chí, và nhiều độc giả khác hiểu về thâm hụt thương mại – “xuất khẩu là tốt, nhập khẩu là xấu” – là rất lỗi thời và có nhiều lỗ hổng. 

Trong kỳ 2, “Mỹ: Công ty Tài chính – Bảo hiểm của mọi quốc gia“, tôi sẽ nêu lên 2 cách giải thích thâm hụt thương mại mà dưới cách giải thích ấy, thâm hụt thương mại là tốt cho nước Mỹ, chứ không phải là xấu. Tôi sẽ giải thích vì sao thâm hụt thương mại không phải thể hiện việc nước Mỹ tiêu dùng vượt khả năng sản xuất để đến cảnh nợ ngập đầu, mà lại thể hiện rằng các nước khác đang hàng năm “trả công” cho Mỹ bằng hàng hoá và dịch vụ vì một điều mà Mỹ làm cho thế giới. 

Trong kỳ 3 (kỳ cuối), “Thâm hụt thương mại chỉ là ảo giác?“,tôi sẽ thay đổi góc nhìn hoàn toàn và khám phá khả năng thâm hụt thương mại chỉ là một “ảo giác”. Nước Mỹ không hề xuất khẩu kém như mọi người nghĩ. Vì một lý do nào đó (sẽ được nêu ra trong bài kỳ 3), chúng ta chỉ không thấy được xuất khẩu của Mỹ mà thôi.

Kết lại, tôi nghĩ thế giới thương mại và tài chính quốc tế thật sự phức tạp. Nếu không cố gắng đào sâu để hiểu, mà chỉ dùng số liệu bề nổi để đưa ra chính sách thì sẽ dễ dẫn đến những chính sách sai lầm. Hy vọng mọi người sẽ đón đọc chuỗi bài này và có một cách hiểu đúng, đầy đủ hơn về thâm hụt thương mại; để hiểu rằng thâm hụt thương mại không phải là cái cớ đúng cho những cuộc chiến tranh thương mại của vị Tổng thống Mỹ hiện tại.

2 Bình luận

  1. Chào anh, em là dân kỹ thuật nhưng cực kỳ thích các vấn đề kinh tế, tài chính, ngân hàng. Vô tình bạn bè share bài viết của anh trên facebook, em mới lần mò vào blog của anh. Phải nói một điều là những kiến thức mà anh chia sẻ ở đây rất hay, rất bổ ích và dễ tiếp thu làm cho bản thân em rất háo hức đón đọc. Chân thành cảm ơn anh và chức anh có nhiều năng lượng để có thêm nhiều bài viết hay nữa.
    Độc giả.

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: